Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Tổng bề mặt da của một người lớn từ 4 – 6 m2. Về thành phần hóa học cấu tạo của da có 70% là nước, 25% protein và 2% lipit. Cùng tìm hiểu cấu tạo da và chức năng để thấy được tầm quan trọng của làn da.
Làn da như một rào cản giúp cho cơ thể chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào và đồng thời cũng giảm bớt sự ảnh hưởng của tia cực tím. Vì thế mà bất kỳ vấn đề gì trên da đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra khi da xuất hiện bất kỳ điểm nào không bình thường đều là biểu hiện cho một rối loạn hay bệnh trên cơ thể.
1.CẤU TẠO CỦA DA
Để hiểu được chính xác cấu trúc da là gì, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của làn da. Dựa vào phần mặt cắt ngang, các chuyên gia da liễu chia da làm 3 phần chính:
THƯỢNG BÌ (BIỂU BÌ):
Là lớp da ngoài cùng mà bạn có thể trực tiếp chạm và quan sát với mắt thường. Thông thường nó có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm tùy từng vùng khác nhau. Nơi có lớp thượng bì dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng da quanh mắt. Nhiệm vụ chính của thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tác động của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn… Đây còn là nơi ngăn chặn sự thoát hơi nước ra môi trường ngoài cơ thể. Ngoài ra, lớp thượng bì có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng, đồng thời ngăn chặn tác hại từ tia cực tím và quyết định màu da.
Các bộ phận khác như nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi… cũng tồn tại ở lớp thượng bì. Từ ngoài vào trong, lớp thượng bì được phân thành 4 phần là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Ngoại trừ lòng bàn tay và bàn chân còn xuất hiện thêm lớp bóng giữa lớp sừng và lớp hạt.
- Lớp sừng: Đây là lớp ngoài cùng của da, bị sừng hóa trở thành mô chết, không còn cấu trúc tế bào. Các mô này xếp chồng lên nhau tạo thành “bức tường” chống thấm, bảo vệ da cũng như ngăn cản sự mất nước.
- Lớp hạt: bao gồm 2-3 lớp tế bào, trong bào tương tồn tại vô số hạt nhỏ. Các hạt này đi ra ngoài sẽ tạo thành chất sừng và các lipid thượng bì.
- Lớp gai: là lớp dày nhất trong thượng bì. Các tế bào xếp chồng nhau và liên hệ mật thiết với nhau.
- Lớp đáy: là lớp trong cùng của thượng bì, nơi sản sinh các lớp tế bào mới liên tục.
- Lớp bóng: chỉ hình thành ở vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Lớp bóng thường trong suốt, ít thấm nước, ít cản tia, có vân nhưng không có lông và tuyến bã.
LỚP TRUNG BÌ (LỚP BÌ)
Lớp trung bì nằm kế tiếp lớp thượng bì, bao gồm 2 phần cơ bản:
- Lớp nhú: Lớp này vô cùng mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không.
- Lớp lưới: Lớp này được cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Ở người trẻ tuổi, các bó sợi này liên kết chặt chẽ giúp da săn chắc và đàn hồi. Càng lớn tuổi, collagen càng bị phá hủy nhiều. Lúc này, da sẽ mất đi độ đàn hồi và trở nên nhăn nheo, lão hóa. Ngoài ra, trong lớp lưới còn tồn tại tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.
LỚP HẠ BÌ (LỚP MỠ)
Do chứa nhiều mỡ nên hạ bì còn có tên gọi khác là lớp mỡ dưới da. Ngoài mô mỡ, hạ bì còn có các mô liên kết, mạch máu, thần kinh…
Hạ bì đóng vai trò như một tấm đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể. Lớp hạ bì có độ dày mỏng khác nhau ở nam và nữ, cũng như trẻ em và người lớn hay tùy vào vùng da trên cơ thể.
Ngoài 3 phần chính trên đây, da cũng chứa các thành phần phụ khác như tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông móng, mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh, niêm mạc
Các tế bào đáy sản sinh liên tục và di chuyển dần lên trên tạo thành lớp sừng. Thượng bì thì mất thời gian khoảng 28 ngày để đổi mới hoàn toàn
CÁC HOẠT CHẤT GIÚP CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ CẤU TRÚC DA
Dưới đây là một vài hoạt chất giúp bạn chăm sóc da và củng cố cấu trúc da để luôn có một làn da sáng khỏe:
Các chất tăng trưởng GFs:
- EGF (yếu tố phát triển thượng bì) kích thích tái tạo tế bào và sửa chữa mô giúp làm lành các vết thương trên bề mặt da và niêm mạc, tạo ra hiệu ứng tốt trên bề mặt da và niêm mạc, tạo ra hiệu ứng tốt trên các vết sẹo lõm do mụn hoặc làm dày da đang có xu hướng teo mỏng theo thời gian hoặc do tổn thương sau xâm lấn.
- FGF (yếu tố phát triển nguyên bào sợi) có khả năng thúc đẩy quá trình phân chia mạch, kích thích sự gia tăng nguyên bào sợi, từ đó tăng cường sản sinh collagen, eslastin, fibronectin để làm lành vết thương nhanh chóng và cải thiện tình trạng sẹo cũng như nếp nhăn, thiếu săn chắc.
- IGF (yếu tố phát triển giống Insulin) có tác dụng tái sinh các tế bào và các cơ quan, kích thích hình thành mạch máu, kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình liền sẹo trên da mang lại làn da mịn màng.
- TGF (yếu tố tăng trưởng chuyển đổi) mang công dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương trên da nhanh chóng.
- VEGF (yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu) tạo ra các mạch máu mới trong quá trình phát triển tế bào khi bị các tổn thương trên da giúp thời gian phục hồi nhanh chóng, mau lành vết thương, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Cytokin: Các protein dẫn truyền các tín hiệu nội bào và kích hoạt quá trình truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.
CÁC CHẤT DƯỠNG ẨM:
Nước là một trong những thành phần quan trọng giúp duy trì sự sống và độ dẻo dai của các lớp da. Nước tồn tại trong da dưới rất nhiều dạng khác nhau như phân tử hyaluronic acid, các lipids, cùng các NMFs (Natural Moisturing Factors), chúng tạo ra màng bảo vệ da phía trên cùng. Đặc biệt còn la yếu tố liên kết tổ chức da, tạo điều kiện cho các chức năng của da hoạt động bằng và ổn định ở phía cả trung bì và thượng bì (vùng các tế bào sống).
- Hyaluronoic acid (HA) là một trong những hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên được đưa vào nhiều loại mỹ phẩm hiện đại. HA là phân tử ngậm nước, có khả năng giữ lượng nước gấp 1000 lần so với trọng lượng của chính nó. HA được ứng dụng ở các nồng độ khác nhau để đi được đến nhiều tầng da.
- High Molecule Weight (HMW- kích thước lớn nhất): Hoạt động ngắn hạn, dưỡng ẩm bề mặt, chống kích ứng, mất nước qua da.
- Middle Molecule Weight (MMW – kích thước trung bình): Hoạt động dài hạn, trữ nước trong các mô liên kết
- Low Molecule Weight (LMW – kích thước nhỏ): trữ nước mô liên kết, hiệu ứng làm đầy rãnh nhăn
- S & XS (SMW & XSMW kích thước rất nhỏ): Hoạt động tầng sâu giúp tái tạo tế bào và củng cố liên kết trung bì
AMINO ACIDS:
Là các cấu trúc phân tử tạo thành protein và có vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các quá trình sinh học xảy ra trong cơ thể. Các Amino acids góp phần dưỡng ẩm, tạo màng ngăn sự thoát ẩm, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo phục hồi da, giảm các dấu hiệu nhạy cảm trên da, chống oxy hóa, làm dịu da, trung hòa các chất dây hoại trước khi chugs làm tổn thương da, làm săn chắc bề mặt da bằng cách tăng cường các yếu tố hỗ trợ da, làm mờ đi sự xuất hiệ của các nếp nhăn. Một số amino acid điển hình như Ariginine (phục hồi da, giảm nhạy cảm), Histidine (chống oxy hóa), Lysine (làm săn chắc), Proline, …
VITAMINS:
Là các hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và được đưa vào thông qua chế độ dinh dưỡng. Các vitamins đóng vai trò kà các chất chống oxy hóa mạnh nhờ đó kháng viêm và tăng miễn dịch da. Chúng cũng là chất xúc tác cho quá trình trao đổi chất tế bào từ đó tái sinh và duy trì sự sống của tế bào. Gồm có 2 loại vitamin chính:
- Vỉtamin tan trong nước: C và B
- Vỉtamin tan trong dầu: A, D, E, K
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích về cấu trúc da và các hoạt chất giúp củng cố cấu trúc da sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc da và lựa chọn các sản phẩm skincare.